TÔN GIÁO NƯỚC ĐỨC VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT KHI TỚI ĐỨC!

Đức là một quốc gia đa dạng về tôn giáo, nơi mọi người có thể tự do thể hiện niềm tin và lựa chọn tôn giáo của mình. Tôn giáo ở Đức không chỉ mang yếu tố cá nhân, mà còn là một yếu tố xã hội – văn hóa, góp phần tạo nên sự đa dạng và giàu có của Đức.

Tổng quan về tôn giáo nước Đức

Tôn giáo có vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa của nước Đức. Được biết, nước Đức là nơi ra đời của Phong trào Cải cách Tin Lành do Martin Luther khởi xướng vào thế kỷ 16 cùng với nhiều nhà triết học, nhà khoa học có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng phương Tây như Immanuel Kant, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Karl Marx và Albert Einstein. Tôn giáo ở nước Đức được bảo vệ bởi Hiến pháp, trong đó quy định rằng “tự do tín ngưỡng và lương tri, tự do thờ cúng và tự do thuyết phục tôn giáo được bảo đảm”.

Lịch sử hình thành tôn giáo ở nước Đức

Khi đất nước thống nhất vào năm 1871, có khoảng 2/3 dân số nước Đức theo đạo Tin Lành, 1/3 dân số còn lại theo đạo Công giáo, cùng một cộng đồng thiểu số Do Thái giáo. Ngoài ra còn có các giáo phái khác tồn tại ở Đức, tuy nhiên chưa từng có ý nghĩa về nhân khẩu hay tác động về văn hóa như ba nhóm tôn giáo trên. Sau đó, cộng đồng Do Thái giáo thiểu số gần như biến mất trong nạn diệt chủng Holocaust.

Trong những thập niên sau năm 1945, thành phần tôn giáo nước Đức cũng dần bị biến đổi khi tôn giáo ở phía Tây Đức trở nên đa dạng hơn do dân nhập cư, còn Đông Đức trở thành quốc gia có phần lớn dân cư không theo tôn giáo do chính sách của nhà nước. Tôn giáo nước Đức tiếp tục phong phú hơn sau khi Đức tái thống nhất vào năm 1990, tính mộ đạo trên toàn thế giới giảm đi nhiều, song số tín đồ phái Phúc âm và Hồi giáo tăng lên đáng kể.

Những tôn giáo của nước Đức

Theo thống kê mới nhất, phần lớn dân số Đức theo đạo Cơ Đốc (chiếm 32,0%), còn đạo Tin Lành (Bắc và Đông Đức) chiếm 31,7%. Bên cạnh đó, đạo thiên chúa La Mã (Tây và Nam Đức) chiếm 1,14% theo đạo Cơ Đốc chính thống. Tuy nhiên, số lượng người không theo tôn giáo cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể, phần lớn trong số họ thuộc khu vực miền Bắc và những vùng thuộc về Đông Đức cũ. Số còn lại theo các đạo khác nhưng có số lượng tín đồ nhỏ hơn.

Tôn giáo chính ở nước Đức

Cơ đốc giáo được coi là tôn giáo chính tại Đức. Có đến hai phần ba dân số Đức theo Cơ Đốc giáo. Trên thực tế, số lượng người theo Cơ đốc giáo đi lễ nhà thờ thấp hơn đáng kể so với số lượng tín đồ chung.

Người Đức theo đạo Công giáo hay Tin lành?

Tôn giáo của nước Đức được chia thành 2 loại là Công giáo và Tin lành có nguồn gốc từ cuộc Cải cách Tin lành vào thế kỷ 16 do Martin Luther dẫn đầu.

Thực tế, có khoảng một nửa dân số ở Đức thuộc Cơ đốc giáo theo đạo Tin lành và một nửa là theo Công giáo La Mã. Khoảng 2% dân số đất nước theo các tôn giáo Cơ đốc khác nhưng chủ yếu là Chính thống giáo, bao gồm cả Chính thống giáo phương Đông.

Người Đức theo đạo Công giáo hay Tin lành?

Mặc dù bạn có thể tìm thấy những người theo cả Công giáo và Tin lành ở tất cả các vùng miền của Đức, nhưng các tôn giáo nước Đức sẽ có sự khác biệt hơn ở một số vùng nhất định. Có thể nói, cả Công giáo và Tin lành đều có sự ảnh hưởng đáng kể và số lượng người theo đạo tương đương nhau.

Các tôn giáo khác ở Đức

Ngoài Cơ đốc giáo, những tôn giáo khác ở nước Đức cũng tồn tại và chiếm một tỷ lệ nhỏ như Hồi giáo, Do Thái giáo,…

Những tôn giáo nước Đức

Đạo Do Thái

Trước chiến tranh thế giới II, Đức từng có một cộng đồng Do thái rất lớn, nhưng đã bị suy giảm nặng nề do nạn diệt chủng Holocaust. Theo nguồn tin đến từ Late Antiquity, người Do Thái đã sinh sống tại Đức từ những năm 321 sau Công nguyên. Cho đến ngày nay, khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, cộng đồng Do Thái tại Đức đã có hơn 100.000 thành viên tham gia. Sự gia tăng về số lượng này là do sự nhập cư của người Do Thái từ Liên Xô cũ. Đa số người Do Thái được đại diện bởi Hội đồng Trung tâm của người Do Thái ở Đức, có khoảng 3.000 người Do Thái tự do thuộc Liên minh những người Do Thái cấp tiến nhỏ hơn nhiều ở Đức.

Đạo Hồi

Hồi giáo là một trong những tôn giáo chiếm số lượng đáng kể trong các tôn giáo thiểu số tại Đức (chiếm 5% dân số). Hầu hết người theo đạo Hồi ở Đức là người dân Thổ Nhĩ Kỳ hoặc gốc Thổ Nhĩ Kỳ và theo truyền thống Sunnite. Khi đến nước Đức bạn sẽ dễ dàng thấy các nhà thờ Hồi giáo có mặt ở hầu hết các thành phố lớn và một số thị trấn nhỏ hơn.

Một số tôn giáo khác ở Đức

Vì Đức là một quốc gia đa văn hoá và đa tôn giáo nên vẫn còn sự hiện diện của rất nhiều tôn giáo khác dù chỉ chiếm số lượng dân số nhỏ ở Đức. Một số tôn giáo nước Đức khác có thể kể đến như Phật giáo, Ấn Độ Giáo, Đạo Sikh, Đạo Yazidi…

Sự ảnh hưởng của tôn giáo ở nước Đức

Không chỉ là tín ngưỡng, tôn giáo ở Đức còn được thể hiện rõ thông qua lối sống và sinh hoạt hằng ngày của người dân nơi đây.

Sự ảnh hưởng của tôn giáo trong hoạt động kinh doanh tại Đức

Tôn giáo nước Đức có sự ảnh hưởng nhiều đến yếu tố đạo đức của người dân, từ đó làm thay đổi hành vi giao tiếp và nhận thức của họ. Cụ thể, người Đức rất chú trọng các giá trị và quy tắc của xã hội, do đó họ thường rất tôn trọng và tuân thủ theo các quy tắc mà xã hội đặt ra. Hơn nữa, người dân nước Đức còn được biết đến là những người đề cao tính kỷ luật và sự trung thực. Điều này góp phần tạo nên một nền văn hóa tích cực, văn minh ở quốc gia này.

Ngoài ra, tôn giáo của nước Đức cũng có sự ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động kinh doanh. Như đã nói, người Đức đề cao tính đạo đức, do đó họ cũng coi trọng sự công bằng đối với cả nhân viên và các đối tác của mình, bao gồm việc giữ lời hứa và thực hiện đúng theo các cam kết của bản thân. Song, tôn giáo cũng giúp họ rèn luyện tính cẩn trọng và tỉ mỉ, qua đó xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn.

Đó là một số điều bạn nên biết về tôn giáo nước Đức khi đến quốc gia này. Tôn giáo là một phần quan trọng của văn hóa và xã hội Đức, vì vậy mà bạn nên tìm hiểu cẩn thận để tránh gặp phải những tình huống “trớ trêu” khi đến đây.

Nguồn: ST

032.690.9339
Liên hệ