Những quyền lợi của trẻ em ở Đức khiến bạn muốn định cư ở quốc gia này

Trong danh sách các đối tượng ưu tiên tại Đức, những đứa trẻ được xếp thứ nhất, sau đó là phụ nữ, động vật nuôi và cuối cùng là đàn ông. Dù có mang quốc tịch Đức hay không, bất cứ đứa trẻ nào sống ở Đức cũng đều được hưởng những lợi ích ĐẶC BIỆT dưới đây.

 

a. Tiền trợ cấp trẻ em hằng tháng (Kindergeld)

Tại Đức, Kindergeld là tiền trợ cấp của nhà nước dành cho cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ với trợ cấp tối thiểu 204 Euro từ khi trẻ sinh ra cho đến khi 25 tuổi. Mức trợ cấp sẽ khác nhau tùy vào số lượng trẻ em trong gia đình. Kể từ tháng 1 năm 2021, gia đình có 1 con sẽ được trợ cấp 219 Euro mỗi tháng, gia đình có 2 con sẽ được trợ cấp 219 Euro cho mỗi bé và 225 Euro nếu có thêm đứa con thứ ba. Từ đứa con thứ tư trở đi, mỗi trẻ sẽ được trợ cấp 250 Euro mỗi tháng

b. Quyền học tập, giáo dục và nuôi dạy không bạo lực

Trẻ em tại Đức có thể đi học mẫu giáo ngay từ khi chúng 1 tuổi và nhà nước sẽ hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ. Từ cấp bậc tiểu học trở lên, trẻ em đi học không phải tốn tiền ở các trường công lập và được đào tạo rất tốt các kỹ năng mềm ngay khi còn ngồi dưới ghế nhà trường.

Tất cả hình phạt gây tổn thương về thể chất và tinh thần cũng như xúc phạm bằng lời nói, hành động của giáo viên hay chính cha mẹ đều bị Chính phủ Đức cấm. Trong trường hợp cha mẹ có hành vi bạo lực với con cái quá nghiêm trọng thì có thể bị truy tố trước pháp luật và bị tước quyền nuôi con.

c. Quyền khám bệnh và mua thuốc

Trẻ em ở Đức có thể tự mình làm lịch hẹn và đi khám với điều kiện có thẻ bảo hiểm. Bác sĩ có trách nhiệm giữ bí mật và không được phép tiết lộ lịch khám bệnh đó cho cha mẹ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho trẻ mà không cần thông báo cho cha mẹ biết và tùy thuộc bác sĩ chẩn trị quyết định. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị ốm nặng cần phẫu thuật, bác sĩ cần phải thông báo cho cha mẹ chúng và phải được cha mẹ đồng ý.

 

d. Quyền riêng tư của trẻ vị thành niên

Theo luật bảo vệ thư từ, nhật ký và E-Mail của trẻ chưa vị thành niên, cha mẹ có nghĩa vụ tôn trọng quyền riêng tư của con mình. Trong trường hợp cảm thấy bị làm phiền bởi đời tư không được cha mẹ tôn trọng, trẻ em có thể yêu cầu sự giúp đỡ của những người bạn lớn tuổi hơn, người thân hoặc nhân viên ở các trung tâm tư vấn tâm lý dành riêng cho trẻ em chưa thành niên.

Theo Luật bảo vệ thanh thiếu niên, trẻ em dưới 16 tuổi không được phép mua và uống rượu nơi công cộng. Từ 16 tuổi trở lên được phép uống bia rượu trong quán, tuy nhiên độ cồn không được quá cao. Độ tuổi này có quyền đi Disco một mình, nhưng chỉ được phép ở đó muộn nhất đến 24 giờ. Tuy nhiên, Luật cũng đưa ra khung pháp lý cho cha mẹ vận dụng, chẳng hạn như cha mẹ có quyền quyết định trẻ dưới 17 tuổi phải có mặt ở nhà lúc 11 giờ đêm.

e. Quyền mua hàng, làm thêm và tiền tiêu vặt (Taschengeld)

Hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp hay cá nhân với trẻ em có hiệu lực hay không phụ thuộc vào sự đồng ý của cha mẹ. Điều luật về tiền tiêu vặt quy định trẻ em có thể mua những gì chúng muốn, tuy nhiên công ty nào lợi dụng sự thiếu hiểu biết của trẻ để bán hàng cho chúng thì sẽ bị coi là thiếu đạo đức, đồng nghĩa với việc hợp đồng mua bán đó không có giá trị.

Trẻ em từ 13 đến 14 tuổi được phép đi làm thêm những công việc nhẹ với điều kiện có sự cho phép của cha mẹ. Trẻ vị thành niên từ 15 đến 18 tuổi được phép đi làm vào các kỳ nghỉ, tuy nhiên chỉ được phép làm việc 4 tuần mỗi năm, mỗi ngày làm không quá 8 tiếng và không được làm quá 40 tiếng 1 tuần.

Với tiền tiêu vặt (Taschengeld), trẻ em không có quyền pháp lý đòi hỏi tiền tiêu vặt. Cha mẹ là người quyết định cho chúng bao nhiêu tiền và có quyền yêu cầu con cái tự dọn phòng của chúng hay giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà. Trẻ sẽ phải làm quen và học cách chi tiêu ngay từ bé.

f. Trẻ em ở Đức được phép làm ồn

Ngoài những quyền bảo vệ cơ bản ra thì tiếng ồn của trẻ em cũng được bảo vệ tại Đức. Trẻ em có quyền tự do chơi và sống đúng với cảm xúc của chúng bằng âm lượng mà chúng ưa thích. Điều này không chỉ áp dụng đối với các khu vực sân chơi, nhà trẻ gần nhà dân thường mà còn trong cả mối quan hệ giữa hàng xóm láng giềng với nhau. Tuy nhiên, thanh thiếu niên bắt đầu từ 14 tuổi trở lên phải học cách giữ trật tự chung.

Nếu bạn quan tâm tới du học Đức, Du học nghề Đức, chuyển đổi bằng, làm việc và định cư tại Đức Đức hoặc có câu hỏi liên quan tới bài viết hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

CÔNG TY TNHH HALLO 

Văn phòng Giao dịch: Số 1 đường Hồng Đức, Khu đô thị Cựu Viên, phường Bắc Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.

Hotline/ Zalo : 032.690.9339 – 096.238.8256
Email: support@HalloVietnam.vn

Văn phòng tại Đức:
Phone : +4915224250472
Địa chỉ : Senftenauerstraße 50, 80689 Mūnchens

 

 

032.690.9339
Liên hệ